Thời tiết hanh khô chính là nguyên nhân khiến cho da thiếu nước vì vậy mà xuất hiện tình trạng nứt nẻ gót chân. Tuy không nguy hiểm nhưng gây đau đớn, mất thẩm mỹ và khó khăn trong sinh hoạt. Thay vì tốn tiền vào những loại mỹ phẩm đắt đỏ, bạn có thể tận dụng ngay những nguyên liệu có sẵn trong căn bếp nhà mình. Dưới đây chúng tôi sẽ mách bạn 8 bí quyết trị nứt gót chân đơn giản nhưng đem lại hiệu quả vô cùng tuyệt vời.
Nứt gót chân là gì?
Nứt gót chân là một tình trạng bệnh ngoài da khá phổ biến ở những người có làn da khô và trở nên nặng hơn vào mùa lạnh. Biểu hiện của tình trạng nứt gót chân có thể quan sát dễ dàng bằng mắt thường, khi gót chân xuất hiện những vết nứt nẻ, bong tróc và nặng hơn là bị chảy máu. Nếu không được chăm sóc đúng cách, các vi khuẩn và nấm sẽ xâm nhập thông qua vết nứt dẫn đến nhiễm trùng. Cách trị nứt gót chân tại nhà trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có được gót chân hồng hào, mềm mại.
Nguyên nhân dẫn đến nứt gót chân
Có rất nhiều nguyên nhân khiến gót chân khô nứt, dưới đây là một vài nguyên nhân chính mà bạn cần lưu ý:
- Thường xuyên mang giày dép hở gót.
- Tắm nước quá nóng hoặc dùng vòi hoa sen có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da, dẫn đến tình trạng da khô và nứt nẻ.
- Sử dụng xà phòng có chứa chất tẩy rửa quá mạnh sẽ làm khô da và tăng nguy cơ nứt gót chân.
- Da khô thiếu độ ẩm.
- Trong môi trường khô và lạnh, làn da dễ bị mất nước và trở nên khô ráp.
- Đứng trong một thời gian dài có thể gây áp lực lên gót chân.
- Do mắc phải một số vấn đề về da liễu khác như: Viêm da dị ứng, nhiễm nấm, bệnh vảy nến…
Cách trị nứt gót chân đơn giản tại nhà
Với những cách trị nứt gót chân đơn giản dưới đây, bạn hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà với những nguyên liệu quen thuộc và có sẵn.
Trị nứt gót chân bằng chanh
Đối với da chân, chanh vừa mang lại tác dụng làm sạch bụi bẩn, vừa giúp kháng khuẩn hiệu quả bởi lượng axit thiên nhiên trong chanh rất phong phú. Đồng thời, chanh giúp làm mềm và chống nứt nẻ hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Cắt đôi quả chanh rồi vắt bớt nước và chỉ dùng vỏ chanh.
- Đặt mỗi bên nửa vỏ chanh vào gót chân rồi mang tất vào trong khoảng 30 phút. Lưu ý, không nên mua tất mắc tiền vì chanh có thể khiến tất bị hư.
- Rửa chân sạch với nước rồi bôi một lớp dầu dừa để dưỡng ẩm gót chân
- Duy trì thực hiện thường xuyên để vết nứt nẻ biến mất nhanh chóng.
Ngoài ra bạn có thể áp dụng phương pháp ngâm chân 15 phút trong chậu nước ấm có vắt sẵn nửa quả chanh và dùng tay chà nhẹ gót chân để loại bỏ tế bào chết.
Mật ong trị nứt gót chân hiệu quả
Có thể nói, mật ong là loại nguyên liệu thần kỳ nhất có thể mang lại vẻ đẹp toàn thân cho bạn và thậm chí cả gót chân. Mật ong sẽ vừa làm mềm da lại kháng khuẩn, rất tốt cho bàn chân của bạn. Có 2 cách trị nứt nẻ gót chân từ mật ong dưới đây:
Cách 1:
- Đổ một lượng nhỏ mật ong vào thau nước ấm. Có thể cho vài giọt nước cốt chanh vào nếu bạn muốn.
- Ngâm chân trong 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch sau đó lau khô bằng khăn mềm.
- Thực hiện cách trị nứt gót chân này mỗi ngày sẽ đạt được kết quả như ý.
Cách 2:
- Ngâm chân với nước ấm trong khoảng 10 phút.
- Dùng que thoa mật ong nhẹ nhàng lên gót chân.
- Để yên trong khoảng 5-10 phút thì rửa sạch lại với nước.
- Áp dụng công thức trị nứt gót chân này đều đặn mỗi ngày để nhanh chóng đạt được hiệu quả.
Trị nứt gót chân bằng chuối
Chuối là nguyên liệu dưỡng ẩm tự nhiên rất tốt vì có chứa các enzyme giúp cung cấp đầy đủ các loại dưỡng chất thiết yếu, nuôi dưỡng da mềm mại, tẩy tế bào chết, kháng khuẩn và kích thích da tái tạo.
Cách 1: Bôi trực tiếp chuối lên gót chân
- Lấy 2 quả chuối chín, bóc bỏ vỏ rồi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
- Vệ sinh chân bằng xà phòng để loại bỏ đi phần tế bào chết và lớp sừng trên da.
- Đắp phần chuối đã xay nhuyễn lên gót chân và để yên khoảng 15 phút sau đó rửa sạch lại với nước ấm
- Duy trì thực hiện cách trị nứt gót chân này đều đặn mỗi ngày để đạt hiệu quả nhanh chóng nhất.
Cách 2: Kết hợp chuối với mật ong
- Nghiền nhuyễn chuối và cho 2 thìa mật ong vào trộn thật đều.
- Làm sạch chân sau đó thoa hỗn hợp nhẹ nhàng lên gót chân.
- Đợi khoảng 20 phút thì rửa sạch lại với nước.
- Áp dụng phương pháp trị nứt gót chân này 2 lần/tuần tình trạng nứt nẻ sẽ được cải thiện đáng kể.
Trị nứt gót chân bằng nha đam
Với khả năng sát khuẩn và kháng viêm cao, nha đam có thể giúp giảm đau nhức và phục hồi các vết nứt khá hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Ngâm chân trong nước muối ấm khoảng 5 phút giúp cho da chân mềm hơn và lau khô bằng khăn mềm.
- Nha đam rửa sạch, gọt bỏ vỏ để lấy phần gel trắng bên trong thoa lên vùng gót chân bị nứt nẻ.
- Massage nhẹ nhàng cho dưỡng chất từ nha đam thấm sâu vào da hơn.
- Cuối cùng, rửa sạch phần gót chân bằng nước ấm.
- Thực hiện đều đặn cách này 2 lần/tuần sẽ giúp vùng da gót chân của bạn trở nên mịn màng hơn, tránh tình trạng khô nứt gây khó chịu.
Cách trị ứt gót chân bằng nhựa đu đủ
Trong nhựa đu đủ chứa một số vitamin và khoáng chất có công dụng kháng khuẩn và làm giảm tình trạng nứt gót chân hiệu quả.
Cách trị nứt gót chân bằng nhựa đu đủ khá đơn giản, bạn chỉ cần kết hợp nhựa đủ đủ và nước chanh sẽ tạo ra một hỗn hợp dưỡng ẩm và mềm da, giúp cải thiện các vết nứt nhanh chóng, trả lại gót chân hồng hào.
Cách thực hiện:
- Trộn nhựa đu đủ với nước chanh theo tỷ lệ 1:1.
- Bôi hỗn hợp này lên vùng gót chân bị nứt và để trong khoảng 30 phút.
- Rửa lại bằng nước sạch và thực hiện đều đặn 2 lần/tuần để có kết quả như ý.
Dầu dừa trị nứt gót chân an toàn
Dầu dừa là một trong những nguyên liệu tự nhiên giúp trị nứt gót chân hiệu quả. Ngoài khả năng loại bỏ da chết, dầu dừa còn giúp cân bằng độ ẩm, cung cấp dưỡng chất cho da, kích thích hình thành da mới, nối lại các lớp da đang bị đứt.
Cách thực hiện:
- Mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn rửa chân sạch rồi ngâm trong nước ấm có pha một ít muối.
- Ngâm khoảng 10 phút thì lau khô chân.
- Thoa đều một lượng dầu dừa lên vùng gót chân rồi xoa bóp nhẹ nhàng khoảng 15 phút cho dầu dừa thấm sâu hơn để tẩy lớp da khô chết.
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ nhanh chóng đạt được hiệu quả.
Trị nứt gót chân bằng dầu mè
Các hoạt chất có trong dầu mè rất tốt cho da, nhất là đối với những phần da khô và bị chai sạn trên cơ thể, vì thế dầu dừa được xem là nguyên liệu trị nứt nẻ gót chân vô cùng đơn giản mà hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Pha loãng nước ấm với muối, ngâm chân 10 phút để gót chân mềm, làm dịu đau nhức.
- Dùng khăn lau khô, lấy một lượng dầu dừa vừa đủ thoa và massage nhẹ lên gót chân để dầu được thẩm thấu dễ hơn.
- Thực hiện 1-2 lần/tuần với gót chân bị nứt nhẹ, 2-3 lần/tuần với tình trạng nặng hơn.
Trị nứt gót chân bằng ngò tây
Ngò tây là một loại rau mùi rất giàu vitamin K, C, collagen tốt cho sức khoẻ và mang lại nhiều công dụng trong làm đẹp. Ngâm chân cùng ngò tây sẽ giúp tái tạo tế bào, phục hồi làn da bong tróc, nứt nẻ và tăng độ đàn hồi hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và thái nhỏ 10 – 12 nhánh rau ngò tây.
- Chuẩn bị một thau nước ấm, cho ngò tây đã cắt nhỏ vào và ngâm chân trong 30 phút.
- Có thể thực hiện hằng ngày.
Bí quyết giúp gót chân luôn mềm mịn, hồng hào
Để gót chân khỏe mạnh hơn, bạn nên lưu ý những thói quen sau:
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Tránh đứng một tư thế quá lâu hoặc đi giày dép quá chật.
- Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên để duy trì độ ẩm cho da ở gót chân.
- Kiểm tra bàn chân mỗi ngày, đặc biệt những bạn bị tiểu đường hoặc mắc một số bệnh khác gây khô da.
- Sử dụng miếng lót giày chất lượng để giảm bớt lực tác động lên gót chân.
- Dùng miếng lót gót chân bằng silicon để giữ ẩm cho gót chân cũng như giúp phần đệm gót chân không bị giãn nở.
Hy vọng với những phương pháp trị nứt gót chân mà thẩm mỹ viện Gangnam đã chia sẽ trên đây sẽ nhanh chóng giúp bạn tạm biết những vết nứt nẻ đau nhức khó chịu, lấy lại bàn chân mịn màng, khỏe mạnh. Chúc bạn áp dụng thành công.
*Theo dõi facebook thẩm mỹ viện Gangnam
Bạn muốn ĐẸP HƠN ĐỂ THAY ĐỔI CUỘC SỐNG ?
Bạn tìm kiếm PHƯƠNG PHÁP LÀM ĐẸP AN TOÀN ?
Dịch vụ liên quan
Tin Tức THẨM MỸ MŨI
Nâng mũi bao lâu được rửa mặt?
Tin Tức THẨM MỸ MẮT
Cắt mí mắt bị trợn phải làm sao?
Tin Tức Điều Trị Da
Top 6 cách trị sẹo rỗ hiệu quả từ nguyên liệu thiên nhiên
Tin Tức PHUN XĂM THẨM MỸ
Phun môi bị sẹo phải làm sao?
Tin Tức THẨM MỸ MŨI
Xu hướng nâng mũi được ưa chuộng 2024
Tin Tức PHUN XĂM THẨM MỸ
Điêu khắc chân mày kiêng ăn gì?